Thuật ngữ Incoterms 2010

Incoterms là một loạt các điều khoản thương mại được quốc tế công nhận, được Phòng Thương mại Quốc tế xuất bản, và được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Những điều khoản này cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thương mại nội địa. Incoterms được gói là các quy tắc vì dùng để thừa nhận bản chất hợp đồng của những điều khoản đó, và cũng là để phù hợp với chính sách chung của ICC – gọi các ấn phẩm ICC là “các quy tắc” UCP600, URDG 758,…)
Incoterms có 2 phiên bản 2000 và 2010, cả hai đều là các quy tắc áp dụng trong hợp đồng, cho nên tùy thuộc vào các bên tham gai hợp đồng (người bán và người mua) sẽ quyết định sử dụng chúng như thế nào và đưa chúng một cách rõ ràng vào trong hợp đồng mua bán. Hai bên có thể áp dụng phiên bản nào họ muốn.
Tuy nhiên khuyến nghị là các bên nên bắt đầu sử dụng bộ qui tắc mới Incoterms 2010 càng sớm càng tốt. vì những quy tắc này phản ánh các quy tắc hiện tại, cập nhật, phản ánh những tiến bộ mới nhất trong thương mại quốc tế. Những lần sửa đổi trước đã lỗi thời và thiếu sự chính xác so với bộ quy tắc mới Incoterms 2010.

Các điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm chính sau:

I. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
1. EXW – Exworks
2. FCA – Free Carrier
3. CPT – Carriage paid to
4. CIP – Carriage and Insurance paid to
5. DAT – Delivered at terminal
6. DAP – Delivered at place
7. DDP – Delivered duty paid

II. Các điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa
1. FAS – Free alongside ship
2. FOB – Free on board
3. CFR – Cost and freight
4. CIF – Cost, Insurance and freight

NHÓM 1: ÁP DỤNG CHO MỌI PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

EXW – ĐỊA ĐIỂM GIAO HÀNG THEO QUY ĐỊNH
Nguyên tắc này áp dụng cho mọi phương thức vận tải và trong trường hợp cho nhiều phương thức vận tải kết hợp.
“EXW” có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định khác (ví dụ xưởng, nhà máy, kho hàng,…). Bên bán không phải chất hàng lên phương tiện chuyên chở, cũng không phải làm thủ tục xuất khẩu.
Các bên cần xác định địa điểm cụ thể nơi giao hàng đã thỏa thuận, và cho đến địa điểm này bên bán phải chịu mọi rủi ro liên quan. Bên mua phải chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc chuyển hàng hóa từ địa điểm thoải thuận tại nơi giao hàng chỉ định.
EXW thể hiện nghĩa vụ ở phạm vi tối thiểu của người bán. Quy tắc này phải được sử dụng với cân nhắc:
– Bên bán không phải chịu trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện chuyên chở đối với bên mua, mặc dù trong thực tế, bên bán có thể có điều kiện thuận lợi hơn. Bên bán chỉ bốc hàng nếu bên mua thanh toán mọi phí tổn và rủi ro cho việc này. Trong trường hợp bên bán có điều kiện thuận lợi trong việc bốc hàng hơn bên mua, điều kiện FCA thường thích hợp hơn để sử dụng vì sẽ bắt buộc bên bán bóc hàng và chịu mọi chi phí và rủi ro.
– Bên bán chỉ hỗ trợ bên mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu chứ không có nghĩa vụ làm thông quan xuất khẩu hàng hóa cho bên mua. Do đó, bên mua không nên sử dụng điều kiện EXW nếu không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu xuất.
– Bên mua có nghĩa vụ giới hạn trong việc cung cấp cho bên bán bất kỳ thông tin nào liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên bên bán có thể cần thông tin này để tính thuế hoặc báo cáo thuế.

FCA: GIAO CHO NGƯỜI VẬN TẢI
Điều kiện này áp dụng đối với mọi phương thức vận tải, và có thể được sử dụng trong trường hợp nhiều phương thức vận tải.

“Giao cho người chuyên chở” có nghĩa là bên bán giao hàng hóa cho bên chuyên chở hoặc một người khác do bên mua chỉ định, tại cơ sở của người bạn hoặc tại một địa điểm chỉ định khác. Các bên phải xác định rõ về địa điểm tại nơi được chỉ định để giao hàng, vì rủi ro chuyển cho bên mua ở địa điểm đó.
Nếu các bên định giao hàng tại cơ sở của bên bán, các bên nên xác định địa chỉ của các cơ sở đó là địa điểm giao hàng chỉ định. Nếu dự định giao hàng ở địa điểm khác, hai bên phải xác định cụ thể địa điểm giao hàng khác.
FCA đòi hỏi bên bán hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu. Tuy nhiên, bên bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, chi trả bất kỳ thuế nhập khẩu nào, hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.

CPT: CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI
CPT áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải, tuy nhiên chúng ta thường áp dụng cho việc vận chuyển bằng đường hàng không.
“Cước phí trả tới” có nghĩa là bên bán giao hàng cho bên chuyên chở hoặc một người khác do bên bán chỉ định tại địa điểm thỏa thuận (nếu có địa điểm được hai bên thỏa thuận), và bên bán phải ký hợp đồng vận tải, thanh toán chi phí vận tải để đưa hàng hóa đến địa điểm chỉ định.
Rủi ro được chuyển giao khi bên bán hoàn thành xong việc giao hàng cho người chuyên chở chứ không phải khi giao hàng đến địa điểm đích cuối cùng.
Nguyên tắc này có hai điểm then chốt là rủi ro và chi phí được chuyển giao ở hai địa điểm khác nhau. Các bên nên xác định chính xác địa điểm giao hàng trong hợp đồng là địa điểm chuyển giao rủi ro của bên bán cho bên mua và địa điểm giao hàng cuối cùng là địa điểm ký kết hợp đồng vận tải. Nếu có một số bên chuyên chở hàng đến địa điểm cuối cùng, và các bên chưa thống nhất một địa điểm giao hàng cụ thể thì quan điểm mặc định là rủi ro sẽ được chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển thứ nhất, tại địa điểm giao hàng do bên bán toàn quyền lựa chọn và người mua không có quyền kiểm soát. Nếu các bên muốn chuyển đổi rủi ro tại gai đoạn sau đó (ví dụ: tại cảng hoặc tại sân bay) các bên phải xác định rõ trong hợp đồng mua bán.
CPT yêu cầu bên bán thực hiện thông quan xuất khẩu (nếu có), chi trả tất cả các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển. Tuy nhiên, bên bán không có nghĩa vụ thực hiện thông quan nhập khẩu, chi trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục nhập khẩu nào khác.

CIP: CƯỚC PHÍ VÀ BẢO HIỂM TRẢ TỚI
CIP về cơ bản giống với điều kiện CPT
CIP áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải, tuy nhiên chúng ta thường sử dụng điều kiện này cho vận chuyển đường hàng không.
Ngoài những đặc điểm giống với điều kiện CPT thì CIP bổ sung thêm điều khoản về bảo hiểm hàng hóa. Bên bán phải kỹ hợp đồng bảo hiểm bảo vệ trước những rủi ro về hư hỏng, mất mát đối với hàng hóa của bên mua trong suốt quá trình chuyên chở. Bên mua nên lưu ý rầng, theo điều kiện CIP, bên bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa với phạm vi tối thiểu. Nếu bên mua muốn được bảo hiểm nhiều hơn, thì bên mua cần thỏa thuận rõ ràng với bên bán, hoặc tự thỏa thuận các hợp đồng bảo hiểm bổ sung.

DAT: GIAO HÀNG TẠI BẾN
“Giao hàng tại bến” có nghĩa người bán giao hàng hóa, một khi đã được dỡ xuống từ phương tiện vận tải, thì hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một kho chỉ định của một cảng hoặc một địa điểm đã được chỉ định trước. “Kho cảng – Terminal” bao gồm bất cứ địa điểm nào như cầu cảng, nhà kho, bãi container, nhà ga. Bên bán phải chịu mọi rủi ro liên quan việc đưa hàng hóa đến và bốc dỡ xuống tại kho ở cảng hoặc điểm đến chỉ định.
Các bên nên xác định rất cụ thể về kho cảng và nếu có thể, một địa điểm cụ thể trong kho cảng hoặc điểm đến đã thỏa thuận, vì người bán chịu rủi ro đến điểm đó. Bên bán nên lựa chọn một hợp đồng vận tải phù hợp nhất với lựa chọn địa điểm này.
DAT đòi hỏi bên bán hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên bên bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, chi trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục thông quan nhập khẩu nào.
Trong điều kiện vận chuyển đường biển hiện nay, nếu áp dụng điều kiện DAT thì người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro cho tới khi container được đặt ở bãi container của cảng đích, khi đó THC – phí xếp dỡ container tại cảng đích sẽ do người bán chi trả.

DAP: GIAO HÀNG TẠI NƠI ĐẾN
“Giao hàng tại nơi đến” tức là bên bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng bốc dỡ tại địa điểm đến được chỉ định. Bên bán chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan tới việc giao hàng đến địa điểm đến chỉ định.
Các bên nên quy định cụ thể về địa điểm tại điểm đến thỏa thuận, vì bên bán chịu rủi ro đến điểm đó.. Bên bán nên lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với điểm giao hàng này. Nếu bên bán trả chi phí theo hợp đồng vận tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến thì bên bán không được đòi bồi hoàn từ bên mua chi phí này, ngoài trừ các bên có thỏa thuận trước đó.
DAT đòi hỏi bên bán phải thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu. Tuy nhiên, bên bán không phải thực hiện thủ thông quan nhập khẩu và đóng bất kỳ chi phí nào liên quan tới thuế nhập khẩu cho bên mua.

DDP: GIAO HÀNG ĐÃ NỘP THUẾ
“Giao hàng đã nộp thuế” có nghĩa là
bên bán giao hàng khi hàng hóa được đật dưới quyền định đoạt của người mua, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến để sẵn sàng dỡ xuống tại điểm đến đã chỉ định. Bên bán chịu chi phí và rủi ro liên quan tới việc đưa hàng đến điểm đến và có nghĩa vụ thông quan hàng hóa không chỉ cho xuất khẩu mà còn cho nhập khẩu, trả thuế và chi phí khai hải quan cho cả xuất khẩu và nhập khẩu, thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để giao hàng đến điểm đến chỉ định cho bên mua.
Các bên không nên sử dụng DDP nếu bên bán không có khả năng trực tiếp hay gián tiếp thực hiện thủ tục nhập khẩu cho bên mua.

II. CÁC ĐIỀU KIỆN CHỈ ÁP DỤNG CHO VẬN TẢI BIỂN VÀ THỦY NỘI ĐỊA

FAS: GIAO HÀNG DỌC MẠN TÀU
“Giao dọc mạn tàu” có nghĩa là bên bán giao hàng hóa khi hàng đã được đặt dọc theo mạn tàu chỉ định bởi bên mua (ví dụ như trên bến cảng hay xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mác, hư hỏng hàng hóa được chuyển giao khi hàng hóa ở dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó.
Các bên nên xác định rõ về địa điểm chắc hàng tại cảng giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó thuộc trách nhiệm người bán. Và các chi phí này cộng với các phí tổn bốc dỡ liên quan có thể thay đổi theo tình hình thực tiễn của cảng.
Bên bán phải giao hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng sẵn sàng giao để vận tải. Thuật ngữ “mua hàng” ở đây dùng cho việc mua hàng nhiều lần theo một chuỗi rất phổ biến trong thương mại hàng hóa.
Khi hàng hóa được chuyển bằng container, thường bên bán phải giao hàng cho bên chuyên chở tại kho cảng, không phải giao dọc mạn tàu. Trong trường hơp này, điều kiện FAS không phù hợp bằng điều kiện FCA.
FAS đòi hỏi bên bán thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu và không phải thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu, không phải trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào cho bên mua.

FOB: GIAO HÀNG LÊN TÀU
“Giao hàng lên tàu” có nghĩa là bên bán giao hàng hóa lên con tàu được chỉ định bởi người mua, tại cảng chuyển hàng chỉ định. Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển giao cho bên mua khi hàng ở trên boong tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó.
Điều kiện FOB đòi hỏi bên bán thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu. Bên bán không thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu và không phải thanh toán bất kỳ thuế nhập khẩu nào cho bên mua.

CFR: TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ
“Tiền hàng và cước phí” có nghĩa là bên bán giao hàng cho lên tàu cho bên mua và chịu tất cả chi phí vận chuyển đến cảng đích chỉ định. Rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển giao khi hàng hóa nằm trên boong tàu.
Điều kiện này có hai điểm tới hạn là rủi ro và chi phí được chuyển giao ở hai địa điểm khác nhau. Thông thường địa điểm chuyển giao rủi ro là lúc hàng được đưa lên con tàu chuyên chờ đầu tiên, và địa điểm chuyển giao chi phí là tại cảng đến cuối cùng.
Các bên nên xác định chính xác địa điểm tại cảng đến đã thỏa thuận, vì chi phí đến điểm đó thuộc trách nhiệm bên bán. Bên bán nên tìm kiếm các hợp đồng vận tải phù hợp nhất tới địa điểm giao hàng đã lựa chọn. Nếu bên bán chịu các chi phí theo hợp đồng vận tải liên quan đến bốc dỡ hàng tại địa điểm quy định ở cảng đến, bên bán không có quyền bồi hoàn chi phí từ bên mua, trừ phi hai bên có thỏa thuận khác.
CFR yêu cầu bên bán làm thủ tục thông quan hàng xuất, chịu chi phí vận chuyển đến cảng đích. Tuy nhiên, bên bán không chịu bất kỳ chi phí nào liên quan tới thông quan hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu và các chi phí liên quan của bên mua.

CIF: TIỀN HÀNG, BẢO HIỂM VÀ CƯƠC PHÍ
Điều kiện này cơ bản giống về điều kiện CFR, địa điểm chuyển giao rủi ro và chi phí giống với điều kiện CFR. Tuy nhiên, CIF bổ sung thêm điều khoản bảo hiểm.
Bên bán phải ký hợp đồng bảo hiểm cho bên mua những rủi ro về mất mát, hư hỏng, thiệt hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Bên mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF, bên bán chỉ phải mua bảo hiểm tối thiểu. Nếu bên mua muốn được bảo hiểm nhiều hơn thì bên mua phải thỏa thuận rõ ràng với bên bán hoặc chủ động ký thêm hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.

Võ phục Tân Việt

Tân Việt được thành lập năm 1962. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay, Tân Việt luôn tự hào là nhân tố tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, cung cấp và phân phối võ phục cũng như dụng cụ thể thao nói chung và dụng cụ võ thuật nói riêng. Hotline 1900-0062 hoặc hòm thư: sales_online@tanvietco.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *