GTVT “chở” 13 loại thuế, phí

Đẩy doanh nghiệp vào thế khó

Đối với các DN vận tải, gánh nặng trước tiên là phí cầu đường. Theo quy định hiện hành, khoảng cách giữa 2 trạm thu phí là 70 km nhưng có nơi chỉ cách nhau khoảng 10-20 km đã lập một trạm thu phí. Một DN vận tải hàng hóa ở Hà Nội cho biết có tháng chỉ thu được 40-50 triệu đồng từ các hợp đồng vận tải nhưng phải chi trên 20 triệu đồng thuế và phí các loại. Với việc tới đây sẽ có thêm phí bảo trì đường bộ thì một DN sở hữu khoảng 300 xe có thể phải đóng tới gần 2 tỉ đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Đàm Văn, Giám đốc Công ty TNHH Văn Minh (Hà Nội), cho biết công ty ông đã gặp rất nhiều áp lực khi phải gánh các loại thuế, phí có chiều hướng tăng cao, trong khi công ty không thể tăng giá vé. “Nếu DN tự tăng giá vé thì bị khách hàng phản ứng và tìm đến hãng xe khác có giá rẻ hơn. Vì thế, công ty buộc phải cắt giảm nhân công và các chi phí khác để duy trì hoạt động, thậm chí chịu lỗ để giữ mối” – ông Văn than.

“Tại cuộc gặp nào với các thành viên trong hiệp hội, chúng tôi cũng nghe họ ta thán về các loại thuế, phí. Tuy nhiên, trước những biến động về thuế, phí và giá nhiên liệu tăng, DN cũng không dễ tăng ngay giá dịch vụ được. Họ phải tính toán rồi đăng ký việc điều chỉnh giá gửi cơ quan thuế, tài chính địa phương. Khi được chấp thuận rồi lại phải tiếp tục thay đổi hợp đồng (vận tải hàng hóa), điều chỉnh đồng hồ (taxi), hủy vé cũ in vé mới…” – ông Nguyễn Khánh Toàn nói và dẫn chứng: Tập đoàn Mai Linh vừa qua sau 2 lần điều chỉnh đồng hồ tính tiền cho 12.000 taxi trên toàn quốc đã mất đứt 6 tỉ đồng.

Kêu trời không thấu!

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội và ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đều cho rằng DN vận tải đang chịu cảnh phí chồng phí, thuế chồng thuế. Thuế GTGT của vận tải trước đây là 5%, sau đó lên 10%; thuế tiêu thụ đặc biệt (nhập khẩu ô tô) thì đắt gấp 2-3 lần các nước trong khu vực; thuế thu nhập DN từ 20% đã tăng lên 25%; phí biển số tăng lên tới 20 triệu đồng trong khi giá bến bãi, cầu đường ngày một nhiều hơn.

Đó là chưa kể giá xăng liên tục nhảy múa khiến DN thiệt đơn thiệt kép. Theo tính toán, xăng dầu luôn chiếm 40%-45% trong giá cước vận tải. Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, sự biến động liên tục về giá xăng dầu thời gian qua đã tác động mạnh đến vận tải và ảnh hưởng đến các ngành kinh tế. Riêng đối với vận tải, đợt tăng giá xăng dầu gần đây nhất đã khiến giá cước tăng khoảng 7%. DN vận tải ít khi chịu thua thiệt mà tính cả vào giá thành hàng hóa để người tiêu dùng gánh thay!

“Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giảm bớt một số loại thuế để DN vận tải bớt khó khăn, cũng là để người tiêu dùng giảm chi phí. Tuy nhiên, Bộ Tài chính im lặng. Sau đó, chúng tôi tiếp tục gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính trả lời theo thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm gì” – ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Lo phí bảo trì đường bộ

Theo dự kiến, phí bảo trì đường bộ sẽ được thu vào đầu năm 2013. Trong bối cảnh khó khăn, hơn 1.000 DN vận tải, kho vận đang than trời vì loại phí mới này. Tại một hội thảo của ngành GTVT mới đây ở TPHCM, giám đốc công ty vận tải S.H nói công ty hiện có 100 rơ-moóc và 20 đầu kéo. Với mức phí liên bộ Tài chính – GTVT dự kiến thu, mỗi năm S.H phải đóng 1,4 tỉ đồng.

Phương Nhung – Thế Kha

Võ phục Tân Việt

Tân Việt được thành lập năm 1962. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay, Tân Việt luôn tự hào là nhân tố tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, cung cấp và phân phối võ phục cũng như dụng cụ thể thao nói chung và dụng cụ võ thuật nói riêng. Hotline 1900-0062 hoặc hòm thư: sales_online@tanvietco.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *